10 cách tận dụng dữ liệu giúp doanh nghiệp phát triển vượt bậc

Dữ liệu giống như một “mỏ vàng” bởi nó cho phép doanh nghiệp khai thác những insight đắt giá, góp phần nâng cao lòng trung thành của khách hàng và giúp doanh nghiệp tìm ra những cơ hội kinh doanh mới. Sau đây là 10 cách tận dụng dữ liệu mà các marketers, các chủ doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển:

1. Basket Analysis – Phân tích hành vi mua sắm
Đây là loại dữ liệu giúp phân tích các sản phẩm mà một khách hàng đã mua, từ đó giúp các cửa hàng truyền thống (brick-and-motar stores), trung tâm thương mại cải thiện bố cục trưng bày quầy kệ, hoặc giúp các cửa hàng trực tuyến như Amazon đề xuất thêm các sản phẩm liên quan cho khách hàng. Dựa vào loại dữ liệu này, một công ty có
thể dự đoán hành vi của khách hàng trong tương lai dựa vào lịch sử mua hàng trong quá khứ, bao gồm các giao dịch mua hàng và ưu đãi.

2. Sales Forecasting – Dự đoán doanh số bán hàng
Dữ liệu này theo dõi thời điểm khách hàng mua sắm và dự đoán xem khi nào họ quay lại mua sắm tiếp. Cách phân tích này có thể dùng để xác định các chiến lược đã lỗi thời, lên danh mục sản phẩm tặng kèm cho khách hàng hoặc gửi email, tin nhắn gợi ý họ mua thêm sản phẩm mới sau khi dùng hết sản phẩm cũ. Ngoài ra, dữ liệu này cũng ước tính lượng khách hàng trên thị trường và dự đoán bao nhiêu trong số đó sẽ thực sự mua.

3. Database Marketing – Marketing dựa trên cơ sở dữ liệu
Bằng cách khảo sát hành vi mua sắm của khách hàng và xem xét các dữ liệu về nhân khẩu học (demographics) và tâm lý học (psychographics) để xây dựng hồ sơ khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Đối với các Marketer, cơ sở dữ liệu có giá trị phải là một cơ sở dữ liệu liên tục phát triển và lớn dần lên. Họ phải cập nhật lên cơ sở dữ liệu các thông tin về doanh số bán hàng, các khảo sát, lượng đăng ký và bảng câu hỏi, sau đó tìm ra nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu dựa trên chính những dữ liệu này.

4. Merchandise Planning – Lên kế hoạch hàng hóa
Đây là một phương pháp hữu ích đối với các công ty kinh doanh theo cả 2 hình thức offline và online. Đối với các công ty offline, họ có thể đánh giá số lượng hàng hóa cần trưng bày tại các cửa hàng bằng cách quan sát, đo đạc và tính toán. Còn đối với các công ty online, việc lên kế hoạch hàng hóa có thể giúp đưa ra phương án trữ hàng và sắp xếp hàng trong kho phù hợp.

5. Card Marketing – Marketing qua việc phát hành thẻ
Nếu phát hành thẻ thành viên, thẻ tích điểm hoặc thẻ tín dụng, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin về việc sử dụng thẻ của khách hàng và xác định phân khúc khách hàng, từ đó lên kế hoạch duy trì lượng mua hàng, khuyến khích việc mua nhiều loại sản phẩm, tập trung phát triển các sản phẩm nhất định và định giá sản phẩm.

Một ví dụ tuyệt vời của phương pháp này là việc Liên Hợp Quốc cấp thẻ tín dụng Visa cho những người thường xuyên đi du lịch nước ngoài. Nhân cơ hội đó, các Agency Marketers đã dựa vào cơ sở dữ liệu của mình để nhắm đến phân khúc khách du lịch giàu có gồm 30.000 người trong các hộ gia đình có thu nhập cao.

Sau đó, họ gửi email trực tiếp cho những khách hàng này và nhận được 3% lượt phản hồi. Con số 3% tưởng chừng nhỏ nhưng thực sự đã vượt mức tiêu chuẩn của ngành, bởi các tổ chức tài chính lớn thường cũng chỉ có tỷ lệ phản hồi là 0,5%. Đó là ví dụ cho thấy một cơ sở dữ liệu mạnh đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc phát hành thẻ tín dụng.

6. Call Detail Record Analysis – Phân tích hồ sơ chi tiết cuộc gọi
Nếu một công ty có liên kết với các đơn vị viễn thông, công ty đó có thể sử dụng cơ sở dữ liệu để xác định thói quen gọi điện thoại của khách hàng và xây dựng hồ sơ khách hàng, sau đó xây dựng cấu trúc giá theo tầng (pricing structure) để tối đa hóa lợi nhuận. Ngoài ra, công ty còn có thể xây dựng các chương trình khuyến mãi tương ứng với dữ liệu thu được.

7. Customer Loyalty – Nâng cao lòng trung thành của khách hàng
Khi xảy ra cạnh tranh về giá cả, khách hàng có thể quay lưng với một công ty khi đối thủ cạnh tranh của công ty đó đưa ra mức giá thấp hơn. Lúc này, công ty có thể sử dụng dữ liệu để giúp giảm thiểu tình trạng trên, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông xã hội (social media).

8. Market Segmentation – Phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường cũng là một hoạt động có thể thực hiện dựa vào cơ sở dữ liệu một cách khá đơn giản. Từ dữ liệu sẵn có, một công ty có thể chia thị trường của mình thành các phân khúc có ý nghĩa như tuổi tác, thu nhập, nghề nghiệp hoặc giới tính. Cách này phù hợp với cả những công ty đang chạy các chiến dịch email marketing hoặc SEO.

Phân khúc thị trường cũng giúp các công ty tự đánh giá khả năng cạnh tranh, từ đó xác định đầy đủ các công ty đối thủ của mình trên thị trường. Điều này đặc biệt quan trọng bởi nhiều công ty chỉ có một danh sách các công ty đối thủ rất ngắn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp nên mở rộng danh sách này thêm 2-3 lần nhờ tận dụng tối đa
cơ sở dữ liệu để có thể vạch ra kế hoạch cạnh tranh hiệu quả.

9. Product Production – Tạo ra sản phẩm mới
Sử dụng dữ liệu cũng là sự lựa chọn hoàn hảo giúp các công ty tạo ra những sản phẩm phù hợp dành riêng cho từng phân khúc thị trường khác nhau. Trên thực tế, các công ty có thể dự đoán những tính năng mà người dùng mong muốn được trải nghiệm – mặc dù các sản phẩm đột phá thực sự vốn không được tạo ra nhằm cung cấp cho khách
hàng những gì họ muốn.

Khi công ty nhìn vào dữ liệu và phát hiện thêm những nhu cầu chưa được thỏa mãn của khách hàng, các sản phẩm mới sẽ được tung ra để làm thỏa mãn những nhu cầu đó.

10. Warranties – Chế độ bảo hành
Cuối cùng, sử dụng dữ liệu sẽ cho phép các công ty dự đoán có bao nhiêu người chịu trả tiền cho dịch vụ bảo hành của mình.

Tạm kết
Như vậy, có thể thấy rằng dữ liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế vững chắc của doanh nghiệp trên thị trường. Càng thu thập nhiều dữ liệu về khách hàng, doanh nghiệp càng có khả năng cung cấp nhiều giá trị hơn cho họ. Và càng tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng, doanh nghiệp càng đạt được nhiều doanh thu hơn.

Sau khi có các dữ liệu ở dạng biểu đồ, dashboard, việc bạn cần làm là tìm ra các Insights, vấn đề mà dữ liệu muốn nói, để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Để làm được những điều này, bạn cần có một tư duy phân tích dữ liệu vững chắc, luôn biết từng bước mình cần làm khi đối mặt với lượng dữ liệu khổng lồ.

Nguồn: tomorrowmarketers

Liên hệ: 097.316.2083

logo-zalo-vector

Chat với chúng tôi qua Zalo

Email: huy.do@insigne.com.vn

ĐĂNG KÝ TẢI TÀI LIỆU MIỄN PHÍ

Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ để hỗ trợ bạn sau ít phút!